Đại Hội 2009     trang đầu * LVChâu   lời mở đầu * CVThành   những hổ cáp 2 lìa đàn * NXDục   họp mặt hổ cáp * GĐNội   40 năm đệ nhị hổ cáp * NĐHoàng   hội ngộ lần đầu * LVLai   dư âm đại hội * NÁnh   người phụ nữ với chiếc quần 200 năm đi mượn * NĐHoàng   cảm nghĩ về đại hội 2009 * 20
Đặc San 2009     trang bìa * TTĐức   nội dung * BBT   tâm thư * BBT   lời nói đầu * BBT   điệp khúc tình yêu * NaNa & TigônHồng   những chuyện kể năm xưa *20   thơ quân trường *NTTánh   mỹ quốc định cư, hành trình kí sự *NĐHoàng   hổ cáp tự truyện *HKC   cho anh cung đàn đã lỡ *NTTánh   miếng cơm thừa *NVChín   xuân trên phố *NTTánh   hq615 *PNLong   tù không án *VHLý   tù quản chế *VHLý   chuyến tàu định mệnh *HKChiến   quả mơ *TKen   em về với mộng đêm nay *ThưKhanh   lịch sử các chiến hạm và chiến đỉnh HQ/VNCH*HKChiến   di tản bất như ý *VHLý   những đoạn thơ rời *CVThành   mãng đời tỵ nạn *NHHãi   thơ quân trường *NTTánh   hải hành *CVThành   những người bạn VTT và một thời để nhớ *NXDục   bài hát tình tang *ĐNViêm   bạn tôi *NVChín   một thoáng quê nhà gợi nhớ *CVThành   bóng rợp sân trường cánh hải âu *NĐHoàng   một linh hồn giữa biển khơi *NTTánh   tàn thu *NÁnh   buổi lễ vượt xích đạo *DTTùng   một chuyến hải hành đêm *NTTánh   mười hai con giáp, mười hai chòm sao *LVChâu   chén canh rau muống *NVChín   ngày xuân năm ấy *HKChiến   ý thiếp cùng tình chàng hổ cáp *ChịNVThước   tâm tình *ĐDVy   những ngày tháng không quên *NÁnh   tiếng gọi từ vũng lầy * NXDục   lời tạm biệt *NVĐệ   trang cuối * TTĐức



những người bạn võ trường toản
và một thời để nhớ




    N gày Ðại Hội kỷ niệm 33 năm ra khơi của Khóa 20 SQHQ tại San Jose, California vào năm 2003, tôi đã vắng mặt. “Một điều lạ” mà một số bạn thường hay chất vấn tôi mỗi khi có dịp gặp mặt. Vì các bạn trong khóa đều biết tôi là thằng rất có hiếu với bè bạn, thật vậy, từ thủa còn mài đủng quần trên ghế nhà trường cho đến ngày nay tôi đã có thói quen là coi mọi bắng hữu như anh em, tứ hải giai huynh đệ mà. Một lần nâng ly cạn hay cạn một ly đâỳ là một lần có duyên với người mới gặp trong một khoảnh khắc, như là một định mệnh không thay đổi mà đôi khi nhiều người thường hay cho là chuyện tào lao. Điều này đôi khi tôi cũng đã nghĩ như vậy! Nhưng cha mẹ sinh con, trời sinh tính mà. Chuyện, làm sao tránh khỏi.
Tôi còn nhớ cách đây hơn bốn chục năm.Tôi là một hoc sinh trường trung học Võ Trường Toản, nơi đây đã hun đúc và đào tạo cho chúng tôi nên người trong một tinh thần thương mến bè bạn. Vì trung học Võ Trường Toản (VTT) có lẽ là một trường trung hoc cỡ nhỏ, nằm ngay giữa thủ đô Saigon rộng lớn, hòn ngọc của Viễn Đông. Nơi mà các bạn đồng môn đều tâm đắc cho là một nơi “địa linh nhân kiệt”…Vì địa điểm của trường nằm ngay ở một vị trí rất đặc biệt : trước mặt là sở thú, với bao nhiêu cầm thú cũng như là một thắng cảnh của Hòn Ngọc Viễn Đông, nơi mà hàng năm đã tiếp đón biết bao nhiêu người đến thăm viếng … có sơn, có thủy, có mộc, và nhất là môi trường sinh thái đầy quyến rũ để bọn học sinh chúng tôi thường lén “coup cour” đi “dạo cảnh”…và thả hồn trong mộng tưởng là mình đang lạc vào cảnh thiên thai với những tà áo “Trưng Vương” nhí nhảnh...và trăm họ thái bình.
Khi em là nắng Xuân thì,
Là mùa trung học, ước gì sóng đôi.
(Minh Khúc 3 - Thơ Nguyễn Tất Nhiên.)
Phía bên trái của trường là nơi mà một thời được coi như nơi đầu não của bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, phủ Thủ tướng. Phía bên tay phải là Bộ Giáo Dục/Nha Thanh Tra Hoc Đường, một nơi ấn định ra lề lối giáo dục, và phía sau lưng của trường là nơi đã sản xuất ra hàng ngàn nữ tu đức độ cho một tôn giáo lớn vào hạng nhất nhì trên thế giới, đó là một dòng nữ tu của đạo Thiên Chúa giáo...Những điều này có nghĩa là ngôi trường nằm ở vào một địa điểm có đầy đủ điểm tốt theo như trong kinh Dịch là có sỹ, có văn, có đức, có quyền lực (lộc). Nhưng trên thực tế, thì ngôi trường này đã đào tạo ra nhiều Sĩ (quan) hơn văn. Do đó trong thời chiến, đã có đủ loại thứ mũ màu lính chiến hiện diện thăm lại trường cũ thường xuyên trong những giờ tan học tại quán Hẹn, nơi đối diện với cổng trường của các cựu học sinh.
Khi em cùng nắng tan trường;
Áo đơm hương gió, lòng đơm hương chiều;
(Minh Khúc 3 - Thơ Nguyễn Tất Nhiên.)
Hẳn là các bạn vẫn còn nhớ đến thời gian từ năm 1965 trở về sau là thời gian mà cuộc chiến Việt Nam đã trở nên thật là sôi động…Mọi tin tức từ bạn học cũ của những năm cùng mài đủng quần trên ghế nhà trường đều đã được loan truyền, và nhắc nhở đến trong những giờ ra chơi hay chờ vào lớp...nhất là những người bạn đã hiên ngang nằm xuống cho sự tự do của một VNCH thời đó...như một Nguyễn Văn Tùng, anh bạn mảnh khảnh học cùng thời có một cái tên ngộ nghĩnh do bạn bè đặt cho là Tùng sún, hay anh hùng cọp bay, do các thuộc cấp của anh đã đặt cho. Anh vừa đậu xong mảnh bằng tú tài 1 là tình nguyện vào trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức ngay với tuổi đời mới chỉ 17, còn thiếu mất mấy tháng để có đủ tuổi nhập ngũ. Vậy mà một khi ra trường sau 2 hay 3 năm, anh đã được gắn lon đại úy. Anh về thăm trường với 3 bông mai vàng sáng chói mang trên cổ áo trận, và với một hàm răng sún, mất 1 cái ngay trước của miệng, làm tăng thêm nét đặc biệt của Tùng, một sĩ quan thiết đội trưởng trẻ nhất trong đoàn quân thiết kỵ của QLVNCH lúc bấy giờ. Nhưng buồn thay, chỉ một vài tháng sau thì chúng tôi cũng đã được biết anh đã thành cố thiếu tá với tuổi đời mới tròn 23. Và còn nhiều các bạn đồng môn khác cũng đã chết một cách hào hùng trên chiến trận nữa mà tôi không được biết.
Tuy nhiên trong đám bạn đồng môn, cũng có nhiều người đã cùng tôi đổ mồ hôi tại quân trường Quang Trung rồi Nha Trang, như các bạn Ngô Nguyên Trực, Lương Quang Mỹ, Võ Văn Hai, Lữ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Phùng Xuân, Lưu An Huê, Đỗ Ngọc Viêm...Mỗi người bạn này lại có những kỷ niệm với tôi, tuy khác biệt nhau, nhưng đều là những kỷ niệm đẹp.
Với Ngô Nguyên Trực, người đã có nhiều kỷ niệm với tôi nhất. Đó là ngày anh bạn này từ Đà Lạt về Saigòn ghé thăm tôi, cũng là ngày mà tôi đang chờ đợi để được bổ nhiệm sở sau khi vừa đã tốt nghiệp hàng không. Trực đã nhờ tôi chở đi nộp đơn để vào Hải Quân, và tại đây tôi đã nổi máu anh hùng, cũng điền và nộp đơn xin gia nhập dù không ở vào tình thế phải bị bắt buộc như bạn Trực. Thế là từ đó chúng tôi thường sát cánh bên nhau, đi đâu cũng có mặt, ngay cả những chuyện tình vớ vẩn cũng đã được chia sẻ.
Rồi tại đây tôi đã gặp lại Phan Ngọc Long, người bạn cùng học trong Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Long học về Công Chánh, và thường hay đánh banh volley mỗi buổi chiều trước khi bọn tôi về nhà. Thế là tay bắt mặt mừng, và kết nhóm đi chơi chung trong khi chờ đợi ngày ra quân trường Nha Trang. Và cũng vì cái duyên đi chơi chung mà Long đã gặp mặt Liên, người vợ đầu đời của anh. Âu, cái duyên cái nợ nó cũng là số Trời đã định cả! Tôi vẫn còn nhớ như mới ngày hôm qua, chuyện tình Long-Liên vừa xẩy ra. Một ngày rủ các bạn trong nhóm chúng tôi về nhà tôi chơi, rồi khi trở vào trại, tình cờ đi ngang nhà dậy lái xe trên đường Trần Hưng Đạo, nơitôi đã học lái xe trước đây. Bà cụ chủ nhà nhận ra tôi, và mời vào nhà chơi. Thế là cả nhóm lại dừng chân, ghé vào uống chén trà. Ra về thấy Long có vẻ bẽn lẽn, và suy tư. Hỏi ra thì bạn tôi đã “phải lòng” cô bé con bà cụ dậy lái xe mà chúng tôi vừa ghé thăm.
Trên rừng có cây bông kiểng;
Dưới biển có cá hóa long;
Con cá lòng tong ẩn bóng ăn rong,
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng,
Tới đây Trời kiến cho lòng thương em.
(Ca Dao Việt Nam)
Thế là ông đi qua bà đi lại, và mối tình đôi trẻ đã càng ngày càng phát triển hầu như không thể cách ngăn. Nhờ vậy mà chúng tôi cũng được chiếu cố trong những buổi gặp mặt cùng gia đình cô bé, hay những buổi thăm nuôi tại quân trường Quang Trung, và ngay cả khi ra Nha Trang.
Ai về đằng ấy hôm mai,
Gửi dăm cái nhớ, gửi về cái thương,
Gửi cho đến chiếu đến giường,
Gửi cho đến tận quê hương chàng nằm.
(Ca Dao Việt Nam)
Đó cũng chính là nguyên nhân tôi đã được trở thành tù trưởng của K20, khi tôi đã bỏ cả lịnh trực để tham gia cùng nhóm, và gia đình cô bé khi vừa được đi bờ lần đầu tiên sau thời gian huấn nhục. Cũng vì cái duyên này, mà sau này gia đình Long và tôi thường gặp nhau. Vào ngày cuối của cuộc chiến, tôi đã tình cờ mang cả gia đình bên vợ của Long ra bến tàu, và tại đây Long đã gặp lại vợ con để cùng nhau lên HQ-2 ra đi. Chúng tôi lại gặp nhau tại trại tạm trú Indian Town Gap, Pennsylvanila, và với những thăng trầm của cuộc đời nổi trôi đưa đẩy trên xứ tạm cư, Hoa Kỳ. Cô bé ngày nào của Long nay đã ra đi về nơi cõi khác tại Washington, DC khi các con vừa được thành danh.....
Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ?
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược,
Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau,
Cùng bước,cùng mòn,không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp,
Dẫu vinh nhục không đi cùng kẻ khác,
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia;
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau,
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía,
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế,
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh;
(Đôi Dép - Nguyễn Trung Kiên)
Bạn Võ Văn Hai, thì lại có những kỷ niệm khác với tôi. Khi vào nhập trại Bạch Đằng II tôi cũng hay lân la làm quen với các bạn mới vào, và tình cờ tôi được Hai cho biết là đã từng học ở VTT. Thế là chúng tôi có dịp nói chuyện về trường cũ, về thầy cô cũ, và về bạn bè đồng môn cũ. Và có một điều mà tôi nhớ mãi là, Hai thường than thân trách phận về cái thân hình hơi đẫy đà của mình. Hai thường tâm sự là "tao và mày đều mập, nhưng tao mập sang, phải không mầy". Tôi chỉ mỉm cười, mà không biết phải trả lời bạn mình làm sao? Sau này mỗi khi gặp mặt, là tôi thường nhắc lại điều đó, và đã làm cho ông bạn tôi thêm phần bẽn lẽn. Giờ anh đang sống một mình với hai con, vì anh đã lầm như trong một bài ca do nhạc sĩ Lam Phương sáng tác, Các bạn coi có ai xin giới thiệu dùm.
Tôi rời LĐNN về hạm đội, xuống trình diện tân đáo HQ-331, gặp ngay lại bạn Lương Quang Mỹ, rồi Trần Đại Trung (K-18) cùng đồng môn trường VTT. Thế là chúng tôi lại có chung cùng tần số để hàn huyên mỗi lần tàu nghỉ bến ngoài căn cứ mẹ Saigòn, hay tại các địa danh như Tân Châu, Vĩnh Long, Bến Tre, Năm Căn, Vũng Tàu. Những chuyến thăm viếng đầy tiếng cười sau những lần công tác đầy hiểm nguy...Như một lần hộ tống tàu buôn từ lãnh hãi Việt Nam đến Nam Vang, tôi đã được một anh hạm phó tàu buôn ngỏ ý sẽ để lại cho chúng tôi 50 thùng thuốc lá "555", tôi hí hửng về bàn với Trung, Mỹ, Tề, và Hạm phó Dinh là làm sao có tiền để mà mua bán đây? Cả bọn quyết định, để Hạm Phó “lo” cho chuyện này. Mọi việc xong xuôi, tưởng là mọi người sẽ có tí tiền ăn chơi khi nghỉ bến Saigòn, nhưng chờ mãi mà chẳng thấy tiền đâu sau một chầu cơm tại nhà người mua ra về! Rồi lần khác khi chiếc tàu Yellow Dragon bị CS tấn công bên đất Miên, thủy thủ đoàn phải đào thoát, không người lái, và trôi lềnh bềnh về tại Vĩnh Xương. Chúng tôi được Hạm Trưởng cho biết là có ý định sẽ cứu chiếc này về Tân Châu, và hy vọng sẽ được thưởng mỗi người với một số tiền hậu hĩnh...Nhưng công tác này bị hủy bỏ vì một lần, tình cờ tôi sang chiếc PCE HQ-06 cũng đang hoạt động trong vùng để cụng ly với bạn Đinh Phú Thịnh. Tôi đã được vị Hạm Trưởng tàu này “thả lời” thăm dò là chắc HQ-331 đã gặp được “mối lớn” khi chiếc tàu buôn “bị nạn”. Tôi vội trình việc này với Hạm Trưởng của chúng tôi, và đề nghị HT nên coi lại việc này ra sao. Hạm Trưởng tôi nghe thấy vậy, đã bỏ ngay ý định kè cứu chiếc tàu bị nạn trước khi an ninh hạm đội đến thanh tra vụ này. Thật là hú vía, nếu không là cầm chắc chúng tôi sẽ gặp nạn lớn. Sau này mới được biết CHT giang đoàn 72 Thủy Bộ có bị liên can và anh bạn Hà Mạnh Hùng.
Một lần công tác tại Vũng Tàu, chúng tôi thấy một chiếc tiểu đỉnh có hình dáng khác thường và có cái neo nằm to tổ bố trước mũi. mà trước đây trong quân trường có nói đến, loại neo “nấm” để giử cho chiến hạm đứng yên vị trí trên biển. Chúng tôi gồm HT Ngụy Văn Thà, Nguyễn Văn Tề (K19), Lương Quang Mỹ, và tôi đang đứng ngắm cái neo ngộ nghĩnh này vì chiếc tiểu đĩnh này đang cặp vào bên cạnh, vị trí số 2. Anh thuyền trưởng chiếc tiểu đỉnh này sang, và tiến lại chào Lương Quang Mỹ nhà ta: “Commandant cho phép tôi cập bên cạnh”…anh ta chưa kịp dứt lời, thì Mỹ đã phải hốt hoảng lắc đầu lia lịa…”không...không phải tôi”, và chỉ HT Thà, thứ thiệt đứng bên cạnh “ông này là HT đây!” Tôi cười và tự phát ra "biết đâu, mai mày sẽ nhận được công điện xuống tàu này?" Quả như lời tôi nói, Mỹ đã được thuyên chuyển xuống chiến hạm này với danh xưng hạm phó.
Anh bạn này đã rủa tôi "miệng mày ăn mắm ăn muối, nói tầm bậy". Thế là bạn Mỹ của tôi đã phải “trấn thủ” trên chiến hạm này (Đài Kiểm báo 303) hơn 2 năm để rồi phải tìm cách rời tàu bằng cách xin đi học an ninh và vì vậy Anh đã có dịp, điều tra về vị hạm phó cũ của chúng tôi trong thời gian làm SQAN vùng 3 SN. Ngày VNCH bị bức tử, Mỹ đã ở lại, và bị đi học tập tù cải tạo. Mãi sau này, gia đình anh mới được định cư tại vùng trời Canada.
Một bạn khác, cũng cùng là đồng môn VTT với chúng tôi là bạn Lữ Anh Tuấn. Tôi gặp lại Tuấn, trong một chuyến công tác tại Vũng Tàu. Tại đây, tôi cũng đã gặp các bạn Nguyễn Ngọc Châu (Fit), Phạm Văn Cần, Lê Văn Thạnh, Hồ Văn Xách, Bùi Đình Hoan, Đào Cơ Chí, và Lữ Anh Tuấn. Bẵng đi một thời gian sau cuộc chiến của tháng 4 năm 1975, tôi được tin Tuấn và gia đình đã vượt biên và đang ở tại trại tị nạn Paulo Bidong. Tôi đã liên lạc và cho Nguyễn Hùng Tâm biết tin này, vì em của Tuấn là bạn cũ học chung với Tâm. Tôi cứ nghĩ là sẽ được gặp lại Tuấn tại Hoa Kỳ, nhưng mãi sau này mới được biết bạn và gia đình đã sang định cư tại Úc Châu, và tại đây đã có một con đường mang tên Tuấn, chàng trai nước Việt đã cứu được một mạng người. Gặp lại Tuấn, trong dịp Đại Hội năm 2000. Tôi đã ngỡ ngàng vì ông bạn Tuấn nay không còn đầy đặn như ngày nào, chỉ vì bị mắc một căn bệnh của tuổi già.
Nguyễn Văn Lộc, anh bạn cùng lớp đệ nhất B2 tại VTT ngày nào, nhưng tôi đã không nhận được ra anh khi nhập ngũ, chỉ vì anh ngồi tận cùng trong góc lớp, và tôi thì ngồi trên đầu lớp, và chúng tôi ít khi trò chuyện. Mãi đến khi có dip sang San José, Lộc mới cho tôi biết, và từ đó chúng tôi thường liên lạc với nhau hơn trong tình bạn cùng trường, cùng lớp, và cùng khóa.
Nguyễn Phùng Xuân, anh bạn “già” trong Khóa. Anh là anh của một người bạn cùng lớp, đã du hoc tại Nhật, và vì vậy anh đã giúp tôi rất nhiều khi tôi tân đáo đơn vị tại Sàigòn. Anh cũng là một trong những người bạn cùng khóa, hiền hòa và ít nói nhất. Nay được tin anh đang định cư tại Bỉ, cũng mong có ngày sẽ được gặp lại.
Không nhắc đến Lưu An Huê thì cả là một sự thiếu sót rất lớn. Bạn Huê mê ca nhạc, nhất là nhạc kích động ngoại quốc còn hơn cả ăn uống và đi “cua” đào. Cũng vì thế mà bạn Huê đã không thể đi học tiếp, mà gia nhập Khóa 20 SQHQ. Huê tốt với bạn, duyên dáng với phái nữ, và có hiếu với gia đình. Anh là người đã mang sinh động đến cho những buổi “văn nghệ văn gừng” với những bài nhạc kích động. Trước ngày ra Nha Trang, Lưu An Huê rủ tôi đến nhà vị hôn thê của anh, Thanh Nhàn, ở cuối đường Phan Thanh Giản bên miệt DaKao. Huê và Nhàn sắp làm đám cưới. Anh của Nhàn là một giáo sư dậy toán ở VTT, và dậy luyện thi tú tài cho chúng tôi ở trung tâm Pasteur, một trung tâm luyện thi vô vụ lợi do sinh viên đại học Sài Gòn tổ chức. Trong ngày cưới, tôi đã làm phụ rể cho Huê, còn em gái của Nhàn, một nữ sinh xinh đẹp trường nữ trung học Trưng Vương làm cô dâu phụ.
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm,
Say người như rượu tối tân hôn,
Như hương thấm tận qua xương tủy,
Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
(Huyền Diệu – Xuân Diệu)
Đỗ Ngọc Viêm học sau tôi, và không ở cùng trung đội hay chơi chung với tôi nên không có nhiều kỷ niệm. Hy vọng sẽ gặp lại bạn trong kỳ Đại Hội Khóa 20 sắp tới ở nơi tiểu bang bạn đang ngụ cư.

Giờ đây, những ngày tháng của tuổi trong ngoài sáu bó, chúng tôi lại sẽ có cơ hội gặp gỡ nhau trong ngày kỷ niệm họp khóa vào tháng 7 sắp tới tại Orlando, Florida, quả là một điều kỳ diệu. Những nỗi vui buồn sẽ lại được góp tụ lại với những mái đầu bây giờ đã không còn xanh đen, màu da đã không còn đượm màu nắng cháy quân trường hay chiến địa, và thay thế bằng những nét mặt đăm chiêu nhăn nhúm với thời gian. Những vui buồn đời người, thăng trầm trong cuộc sống, tình duyên hay nợ nần đều đã được an bài riêng tư của mỗi một người trong chúng tôi, chắc chắn sẽ lại được khơi lại như đống tro tàn được khơi bùng lên lần cuối.
Nặng mang mãi khối hình hài ô nhục,
Tâm hồn ta đã nhọc tự lâu rồi,
Bao nhiêu xanh thăm thẳm trên bầu trời,
Bao bóng tối trong lòng ta vẩn đục.
Vũ Đình Liên
Tuy vậy trong thâm tâm tôi vẫn mang hy vọng là sẽ còn có thêm nhiều lần nữa, sẽ được gặp lại nhau để ôn lại những kỷ niệm một thời để nhớ trước khi về lại với Mẹ Việt Nam và Mẹ Trùng dương như ngày chúng ta cùng thề nguyện.

nguyễn xuân dục





( Trở về đầu trang )