Những ngày xưa cũ...
S au gần đời người, những kỷ niệm một thời xa xưa chập chờn xuất hiện.
Năm mươi ba năm trước vừa rời cổng trường VTT thân yêu lăn lóc những giãng đường Sàigòn, rồi vào Hàng không, vừa xong thì đất nước nổi cơn báo loạn, giặc từ miền Bắc tràn sang khắp các thành phố lớn đều bị nhiễu loạn.
Bao dân lành bỗng chốc nhà cháy, ly tan vào ngày Tết dân tộc, 1968. Chúng tôi cùng một số bạn lăn xả vào việc cứu giúp, để rồi cùng hợp nhau tại Phú Lâm, Trung học Mạc Đỉnh Chi. Ngay từ ngày đầu chập chửng chiến tranh, dân đổ về đây tránh nạn và sinh viên trách nhiệm.
Dạo đó anh em chúng tôi khoãng gần 10 đứa, gồm các phân khoa đại học tại Sàigòn. Sau này được biết hai bạn cùng nhóm gia nhập Khóa 20 SQHQ/NT: Lâm Minh Sơn và Trần Xuân. Cũng trong khóa này, lại gặp và biết thêm một số bạn cũ VTT: Trần Kim Hoàng, Ngô Nguyên Trực, Lữ AnhTuấn, Lương Quang Mỹ, Võ Văn Hai, Lưu An Huê và bạn trong Phú Thọ Phan Ngọc Long, Cao Thắng Dương Xuân Phong, Trần Văn An, Nguyễn Trung Thành.
Vừa vào cổng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang thì đụng ngay các hung thần khóa đàn anh 19 lại là bạn học lớp niên thiếu: Nguyễn Kháng Chiến, Hoàng Huy Hùng, Phạm Văn Hoan, sau này biết thêm Nguyễn Văn Tài và Phó Anh Dũng. Đang bị huấn nhục ban ngày dưới tay người anh em trong gia đình cùng là bạn học Nguyễn Đình Ẫm thì ban đêm có cứu tinh là các bạn thường đứng Gia Long đón em về: Trần Minh Lộc và Võ Anh tiếp tế, cũng là cơ may sau này lại thêm hai ông Bố Trần Phước Vạn và Nguyễn Phùng Duyên hổ trợ.
Những ngày đầu êm ả trong Bạch Đằng 2.
Tôi còn nhớ một ngày nắng oi ả mùa hè, Ngô Nguyên Trực từ Đà Lạt về ghé thăm tôi và nhờ tôi chở xuống BTL Hải Quân để nộp đơn. Chúng tôi đến BTL, phòng tuyển mộ hình như sau nhà máy nước đá thì phải, Trực xin hai đơn. Hôm sau, Trực rủ tôi đi nộp. Tôi phân vân vì đang chờ Nha Hàng Không Dân Sự ( nơi đào tạo tôi ) chỉ định nhiệm sở và sẽ thành công chức, sớm vác ô đi chiều vác ô về. Tôi chở Trực đến BTL để nộp đơn, trên đường đi Trực tâm sự cùng tôi là phải đi vì sắp hết hoãn dịch và Trực đã ghi vào lực lượng MIKE Force ở Đà Lạt nếu không vào Hải Quân được, mình cứ nộp đơn chưa chắc gì mình được chọn vì phải thi nữa mà. Nghe cũng có lý cứ thi thử xem sao. Thế là hai thằng đều nộp đơn và được nhận ngay không phải thi gì cã.
Ngày trình diện, Trực và tôi hai tên đến trình diện và được hạ sỉ Mao dẫn đi cắt tóc nhận quân trang, khệ nệ hai sắc marine hai thằng qua Bạch Đằng 2 đã thấy lố nhố nhiều bạn đã vào trước đang sắp hàng dưới sự điều động của một người như chúng tôi sau này biết đó là bạn Nguyễn Hùng Tâm. Tôi và Trực được cho vào hàng Toán thứ 4 dưới sự điều động của bạn Phan Thiệu Đường. Trong toán này tôi gặp Phan Ngọc Long mà thường gặp trong khuôn viên Trường Kỷ Thuật Phú Thọ. Vài ngày sau số bạn vào càng nhiều. Trực được chỉ định làm trưởng toán 7. Thời gian này số người trình diện càng nhiều lên đến 9 toán sau này biết là 9 Trung đội. Các trưởng toán tạm thời: Nguyễn Hải, Phan Xuân Sơn, Hoàng Thế Dân, Phan Thiệu Đường, Tô Ngọc Diệp, Ngô Nguyên Trực, dưới sự điều động của Nguyễn Hùng Tâm.
Mỗi sáng Tâm thường dẫn anh em chạy bộ để chuẩn bị thời gian kế tiếp. Chúng tôi nhân thời gian rảnh thường hay tụ nhóm rủ nhau đi chơi với bộ đồ Khaki vàng như Sinh viên học đường nhưng có nón castket. Thời gian chờ đợi hơi lâu, mỗi ngày lác đác một hai bạn mời vào trình diện đều bị doạ là phải chờ khóa sau.
Thời gian Quang Trung.
Thời gian chờ đợi cũng hơn tháng, chúng tôi nhận lệnh thay vì đi Nha Trang thì phải huấn luyện tại Quang Trung. Thế là hai chuẩn úy mới đến là Ch/úy Rượi mà chúng tôi thường nói với nhau là C/U Ruồi và Ch/úy (?) đến điều động chúng tôi quân trang lên đường đi Quang Trung nhập khóa 3/69 tiểu đoàn Trần Bình Trọng.
Tại Quang Trung chúng tôi học các môn về bộ binh và vũ khí cá nhân, mỗi tuần lại được phép về thăm nhà, cũng chia từng Đại đội đi phép mấy lần đầu dễ dải chúng tôi dù không được phép nhưng cũng
đi đại. Một lần không biết có biến động gì Trung Tâm Huấn Luyện QT cho lệnh tập họp khẫn cấp Tiểu đoàn SVSQ/HQ không đầy đủ quân số như dự trù. Có lẽ hai ông Ch/úy bị phạt hay khiễn trách, thế là cổng vào QT bị xét nghiêm ngặt thay vì mọi khi chỉ cần mặc quân phục và cầm tờ giấy phe phẩy là vào. Kỳ đó những bạn về trại sớm đều trót lọt, một số bạn vào trễ bị giữ lại tại cổng chờ Ch/úy Rượi đón, sau đó không ai dám đi nữa và có màn thân nhân vào thăm nuôi. Tôi vẫn nhớ hai cụ mẹ của bạn Lưu Ngọc Quang và Hoàng Ngọc Khang...
Hai cụ lần nào vào thăm cũng mang thức ăn thật nhiều cho hai cậu ấm thế là hai cậu ấm được dịp mời bè bạn. Mẹ bạn Quang thì luôn hỏi thăm khuyến khích Quang cũng như nhờ các bạn xem Quang có cần gì thì giúp đở. Mẹ bạn Khang thì cứ vừa cho con ăn vừa nói đi lính làm gì cho khổ thế con, ở nhà sung sướng mà không chịu. Tôi nhớ hoài lời cụ nên sau này khi gặp lại Khang là bạn ta nhớ ra tôi ngay. Sau 9 tuần Quang Trung chúng tôi lại được đưa về Bạch Đằng 2, lại thấy một số bạn mới vào, anh em đều nghĩ là khoá 21 đây?
Thời gian 2 tuần qua mau chúng tôi được lệnh hành trang ra Nha Trang. Quân trường đang chờ chúng tôi, đặc biệt khi lên tàu chúng tôi thấy một Thiếu úy đi chung. Hỏi ra thì anh muốn được huấn luyện tại Nha Trang để được chính thức là SQHQ, đó là anh Ngô Trọng Các.
Ngày 20 tháng 7 chúng tôi được HQ406 đưa ra quân trường. Đấy là lần đầu trong đời đi trên chiến hạm của HQ/VNCH, nên trong kỳ họp mặt năm 2000 tôi đã mường tượng một bài thơ lục bát mà tôi gọi là thơ cơ, vì quá cảm xúc bao nhiêu ngày bị xa xứ bất đắc dĩ với nhiều sự đổi đời nơi quê hương người và sự mất mát của chúng tôi là Nguyễn Hùng Tâm, con chim biển đầu đàn khóa tại Saint Paul, Minnesota.
Thời gian Quân trường Nha Trang.
Sau 2 ngày lênh đênh trên biễn êm, chiến hạm ủi bải ngay cỗng Quân Trường, vào chiều Chủ Nhật. Bạn Tâm điều động cả khoá, ba lô hàng ngũ ngay ngắn, nhịp bước vào cổng Quân Trường mặc cho sự hò hét doạ nạt của một vài đàn anh vai đeo Alpha và một số Thiếu úy đó là các NT khóa 18 vừa mãn khóa ngày thứ bảy.
Sau khi hàng ngũ chĩnh tề trình diện, chúng tôi ngạc nhiên không thấy bóng dáng một SQ nào mà chỉ thấy vài SVSQ đeo tay SV trực. Sau này biết là CHT/QT là HQ Đại tá Khương Hữu Bá đã cho thành hình chương trình tự chỉ huy.
SV trực nhận báo cáo quân số thì cũng là giờ các SV đi phố về. Thế là những tiếng hét la ra lệnh và tiếng nói oang oang: “các anh nghe đây......” chúng tôi được lệnh vác balô chạy một vòng quân trường mọi người đều chạy có bạn không chạy nổi chúng tôi vận động giúp đở kiêu hùng không khiếp sợ, rồi những màn kế tiếp khi khoá đàn anh về đầy đủ.
Tội anh Các bị một nhóm đàn anh quây chung quanh bằt tháo lon, anh không chịu đòi gặp SQ quân trường, sau đó được biết anh xin rời khóa.
Những màn huấn nhục của đàn anh cũng qua mau, chúng tôi bắt đầu được cho tắm rữa sạch sẽ lễ nhận Bố con, là ngày lễ vui và cảm động trong đời sống SVSQ chúng tôi. Vì đây là một truyền thống của Hải Quân. Một người khóa đàn anh nhận dẫn dắt một khóa sinh đàn em từ cách ăn mặc quần áo chào kính cho đến hướng dẫn cách đi phố, tóm lại như người cha ở nhà.
Rồi ngày chọn nghành Chỉ Huy hay Cơ Khí, bắt đầu chia làm hai đại đội 1 và 2. Và 8 Trung đội chỉ huy và 3 trung đội Cơ Khí, thời gian qua nhanh chúng tôi được gắn Alpha hết còn cảnh đeo pat đen mà chúng tôi hay đùa là SQ tàu ngầm hay thủy thủ không nghề.
Sau ngày đi bờ đầu tiên tôi bị đứng nắng đầu trong khóa vì tội bỏ trực. Thực ra, tôi đã nhờ bạn trực dùm để đi bờ vui cùng các bạn Long, Trực, Lành, Huê, Thạnh Tôn nhưng chẵng may gặp anh bạn học chung Khoa học làm cán bộ đàn anh gặp ngoài phố, thế là 3 ngày đứng nắng để làm gương mà các bạn cùng khóa cho là tù trưởng và cũng dịp này được biết 3 bạn đã bỏ ngủ:
1. Phan Thiệu Đường, vì bạn là người gốc Tàu gia đình giàu sắp xếp đi Hồng Kông.
2. Bạn Nguyễn Văn Huệ, không thích Hải Quân sau kỳ huấn nhục nên đã trốn về Saigòn trình diện xin đi Thủ Đức.
3. Bạn Nguyễn Hữu Hải bỏ ngủ về Saigòn vì xin đi cơ khí không được, sau này bạn ta cho biết CIA Mỹ
đưa về Cảnh Sát ????
Thời gian trôi nhanh, gần đến Tết, Khoá được phép về thăm gia đình. Khóa đàn anh ở lại quân trường để chuẩn bị thi mãn khoá, thế là chúng tôi khăn gói về thăm nhà. Riêng Trung đội 7 Cơ Khí được ủy thác về bí mật in thiệp xuân. Lê Công Khai nhà kế nhà in, Lưu Quốc Bão thợ vẽ design mẫu. Nguyễn Ngọc Châu, trung đội trưởng, Lê Văn Châu và tôi lo phần gom góp tài chánh từ mổi Trung đội.
Ngày trở lại quân trường cũng là ngày khóa đàn anh tung thiệp xuân bán, không ai khóa đàn em ghi mua. Sau cùng đàn anh khám phá ra nhưng đã muộn và không tìm ra manh mối một số thiệp đã nhanh chân tung đi khắp nẽo đường. Khóa đàn anh cho lệnh kiễm soát từng phòng và thư gởi đi qua các bưu tín viên khóa, nhưng cũng vô hiệu. Điều thất thu này Sinh viên trưởng ban 5 người lo ấn loát thiệp tí nữa bị ra trường sớm.
Ngày đàn anh ra trường ngay sau Tết, chúng tôi thở phào và lại nhận được tin vui là BTL và HQ Đại tá Khương Hữu Bá Chỉ Huy Trưởng đã cho phép Khóa 20 được mang lon Alpha Chuẩn úy, đây là cấp bậc cho năm cuối của các khoá đàn anh trong chương trình huấn luyện SQHQ trước đây mà khóa đàn anh 19 mơ tưởng, để phân biệt khi khóa đàn em vào. Lại một lễ khao quân do vị CHT khoảng đải trước thời gian khóa kế tiếp được gởi ra thụ huấn.
Ngày đón tiếp đàn em cũng giống như ngày anh em chúng tôi vào trường, cũng chạy vòng quanh sân trường, cũng thăng thổ hít đất, cũng lể Bố con. Và ngày thi ra trường khi phái đoàn giám khảo từ BTL/HQ chỉ định gồm: chánh chủ khảo HQ Trung tá Hoàng Cơ Minh và hai phụ tá HQ Thiếu tá CK Lê Tấn Đạt và Tô Văn Hai. Rồi chờ đợi kết quả là tất cả đều đủ điểm, thế là mọi lo âu được giải tỏa và cũng là thành tích duy nhất của Trung tâm Huấn Luyện SQHQ: Giải nhất thể thao tỉnh Khánh Hòa và Vùng 2 duyên hải. Khoá có ban nhạc hay nhất Quân trường. Khóa duy nhất SQ Hải Quân có nhẫn ra trường mà đến giờ chúng tôi vẫn thấy vui vì những đặc điễm đó.
Sau lễ mãn khoá, khoảng 100 tân SQ khóa 20 đã được gởi đi thực tập trên các chiến hạm Hoa Kỳ thuộc Đệ thất hạm đội Mỹ. Từ những DD cho đến những LST và tiếp tế dầu của hạm đội này.
Chợt đâu 28/4/1975 tất cả chúng tôi được lệnh di tản về tập họp tại Phú Quốc chờ lệnh sau những lần lui binh từ Huế, Đà Nẳng, Pleiku, thế là tan tác như đàn ong vở tổ bay tứ phía.
Chúng tôi chỉ thoáng họp mặt nhau trên đảo Guam qua trại tỵ nạn Orote Point, dựng thành Tent City (Thành Phố Lều) đón nhận người Việt Tỵ Nạn tạm cư qua Operation New Life. Kiểm điểm ai đi ai ở lại. Tôi và gia đình trôi dạt về Bắc Mỹ. Tại đây gặp lại các bạn ngày xưa hay đi chơi chung nhau thời lính mới tò te: Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Hải, Trần Văn An, Phan Ngọc Long, Phan Thiết Dũng, Đinh Minh Nhuận, Đinh Văn Chính, Nguyễn Văn Sơn, Đinh Đức Thắng, Lê Phụng và nhiều bạn khác. Mổi ngày lại có dịp tụ họp anh em và chúng tôi bắt đầu làm một nhịp cầu mới. mổi bạn được sponsor cố liên lạc nhau sau khi ra trại. Tôn Thất Cường nói với tôi là đã khai khác tuổi thay vì
1945 bạn ta khai 1950 làm sau này đi làm mút chỉ thêm 5 năm và cái vụ khác là Nguyễn Văn Sơn lấy vợ trong trại. Cô dâu lại là em bạn Đinh Đức Thắng, cũng linh đình không cao sang nhưng vẫn lễ nghi cũng Cha làm lễ hôn phối thật vui và cảm động và anh em được ăn bánh cưới do những người volunteer làm việc trong trại mua giúp với sự trợ giúp tài chánh từ ông anh vợ Đinh Đức Thắng. Tôi không có mặt trong ngày này cũng như bạn PNLong, NVĐệ và một vài bạn khác vì chúng tôi đã vừa rời trại, nhưng cũng đã để lại bạn ta áo Vest cho ngày cưới.
Thời gian qua mau chúng tôi lại chia tay mỗi người mổi ngã, một số bạn xuôi Nam như gia đình tôi về Dallas còn đa số bám trụ miền Bắc Mỹ, một số đi Canada.
Năm 1980, Nguyễn Hùng Tâm đột nhiên xuống thăm tôi và gia đình từ Minnesota vì bạn muốn xuôi Nam để truyền bá võ nghệ VOVINAM và Thái Cực Quyền và muốn tôi phụ giúp một tay. Tôi rất mừng là gặp lại bạn cũ cùng phòng với đầy ấp kỷ niệm một thời. Nhưng gặp rồi cũng chia tay và không bao giờ gặp lại vì bạn ta đã đột ngột về với biển mẹ VN vào năm 2000, cũng là năm dự trù họp mặt đầu tiên của toàn Khóa 20 SQHQ/NT tại hải ngoại sau ngày ra trường 1970.
Rồi ngày họp mặt toàn khóa tại Santa Ana được thực hiện với hơn 100 thành viên từ khắp
phương trời xa lạ sau ngày 30/4/1975 cùng quay về đoàn tụ. Không gì vui bằng khi xa quê hương được gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng kiểm điểm lại kẻ còn người mất hay còn trong lao tù Cộng Sản Hà nội và gia đình Đệ Nhị Hổ Cáp được chính thức thành hình là một hội tương trợ tại quê người.
Qua bao thăng trầm lịch sử, bao sự đổi thay của thời gian và tạo hóa, gia đình Đệ Nhị Hổ Cáp vẫn sinh hoạt tuy có một số bạn đã vĩnh viễn rời đàn về với biển mẹ VN.
Giờ đây, cơn đại dịch toàn cầu đã tạo nhiều phân hớa trong đời sống nhân loại cũng đã không ít ảnh hưởng đến từng cá nhân trong gia đình Hổ Cáp 2 ngày hôm nay với tuổi đời trong ngoài 70.
Cũng mong sẽ không làm mất đi tính cách củ những người con nhận biển cả là gia đình như lời Đề Đốc Trần Văn Chơn nguyên Tư Lệnh HQVNCH từng nói “dù chúng ta có mất tàu mất biển và có tan ra thành trăm mảnh thì tinh thần người lính biển vẫn còn trong ta ...” hay là tinh thần Khóa 20 Đệ Nhị Hổ Cáp vẫn luôn trong ta.
07-2020
NXDục
|