Đặc San 2006 ( Trở về trang Hải Trình )
  Bản quyền (c) Đệ Nhị Hổ Cáp * Khóa 20 SQHQ/NT  

 
Đại Hội 2006 :

Tâm tư gửi bạn
    CungVĩnhThành

Những HC2 rời đàn
    NguyễnXuânDục

Hồi ký 36 năm ra khơi
    AnhChịHuỳnhvănBảnh

Thoáng giấc mơ qua
    ChịNguyễnNgọcChâu

Bút ký đh2006
    AnhChịNguyễnPhúcVĩnhViễn

Thuyền lại bến xưa
    TônThấtCường

Cảm nghỉ về đh2006
    20 và thân hữu


Đặc San 2006 :

Trang bìa
    TrầnTuấnĐức
Giới thiệu
    CungVĩnhThành

Những chuyện kể năm xưa
    Gia đình 20

Hiệp định ngưng bắn Paris và ...
    TrầnĐìnhTriết

36 năm ra khơi
    Chị LêvănTài

Nhớ về khóa 20
    ĐặngNgọcKhảm

Hội trùng dương
    CungVĩnhThành

Nẻo đường Thi Sách
    NguyễnvănĐệ

Hội ngộ
    ViễnHuy

Hai chuyến đi
    LêvănChâu

PCE08
    NgôThiệnTánh

Ông thần râu kẽm
    LêvănThạnh

Triệu đóa hồng
    NguyễnÁnh

Vĩnh biệt Nguyễn H. Tâm
    LưuĐứcHuyến

Nhớ anh trong tù
    LêKimCúc

Nhớ em trong tù
    HuỳnhvănBảnh

Một kiếp hải hồ
    LêvănTài

Mây tháng tám
    NgôThiệnTánh

Nam vang đi dể khó về
    HuỳnhKimChiến

Biển chiều
    CungVĩnhThành

Đi tìm mẩu xương xườn thất lạc
    NguyễnvănHùng

Thu, vỏ ốc và chuyến tàu khuya
    ThânHữu

Thầm hỏi? Nổi niềm
    VõKimMai

Lá thư bâng quơ
    VõthịĐồngMinh

Lục bát biển
    NgôThiệnTánh

Kỷ niệm vui buồn trên HQ9610
    ĐặngNgọcKhảm

Tìm tự do
    LêKimCúc

Nổi trôi
    NguyễnvănVang

Bố và con
    QuỳnhChâu

Những mảnh đời cải tạo
    HuỳnhKimChiến

Chuyện đàn bà
    NguyễnvănHùng

Đêm ngồi nghe thác đổ
    NgôThiệnTánh

Trang nhà khóa 20
    LêvănChâu

Bạn tôi
    NguyễnvănChín

Vượt thoát
    NguyễnÁnh

Bàn nhảm về chử Nôm
    NguyễnvănHùng

Chúng tôi muốn sống
    NguyễnvănChín

Trang cuối
    TrầnTuấnĐức


chúng tôi muốn sống



( Lời Tác Giã: Đây là câu chuyện có thật trăm phần trăm )

       T ừ thị trấn tỉnh Yên Bái, dọc đường xe lửa, băng ngang một nhánh của con sông Hồng, theo con đường núi đất đá lồi lõm, chạy vào vùng núi non trùng điệp của dãy Hoàng Liên Sơn, chúng ta sẽ tới huyện Văn Bàng. Huyện Văn Bàng là một quận nhỏ hẻo lánh, một trong những quận thưa thớt dân cư ở vùng rừng núi cao nguyên của các tỉnh Yên Bái, Cao Bẳng, Lạng Sơn ... Nơi đây là nơi đóng quân của Đoàn 776 CS; Đoàn này chuyên lo về việc cầm tù các Binh Sĩ, SQ/QLVNCH từ cấp bậc trung sĩ cho đến tướng lãnh trong các trại mà CS gọi là trại học tập cải tạo. (Đoàn thành lập tháng 7 năm 1976 nên mới có con số “776” khi các tù binh SQ/QLVNCH bị đưa ra Bắc). Rời khỏi huyện Văn Bàng, cũng theo con đường núi lồi lõm gặp ghềnh này dẫn đến tận đường cùng. Ai có muốn băng rừng, vượt suối, trèo non thì người ta sẽ tới Hang Dơi. Hang Dơi là một động núi thiên nhiên, nơi nghĩ ngày của hàng chục ngàn con dơi, sau đêm dài đi tìm thức ăn ở miền rừng núi này. Nếu đi sâu vào trong động núi, dưới ngọn đuốt lập lòe ánh lữa, người ta sẽ thấy những cột đá treo lơ lững trên đỉnh đầu, đó là những cột thạch nhũ đã được cấu tạo qua một quá trình lâu dài trong hang động. Nếu vào sâu thêm chút nữa và quơ ngọn đuốt, ánh sáng sẽ làm giựt mình hàng ngàn con dơi, bị phá giất ngủ, chúng bay náo loạn tạo thành một âm thanh ồn ào trong vùng yên tĩnh tối đen của hang động nầy.
Dọc theo hai bên con đường từ huyện Văn Bàng trở vào, lưng chừng theo các triền đồi, Cộng Sản cho thiết lập các trại tù. Bắt đầu từ trại số 1, trại này đóng bên ngoài bộ chỉ huy của Đoàn, là trại cầm tù các tướng lãnh và cấp đại tá. Có lẽ đó là biện pháp an ninh mà CS đã dành cho các SQ cao cấp. Khi đi đến đường cùng là trại số 14, trại này CS cầm tù các hạ sĩ quan tình báo hay cảnh sát đặc biệt, những thành phần mà CS xếp loại nguy hiểm. Trại số 13 là trại của tôi đã bị cầm tù trong giai đoạn mới ra Bắc.
Muốn vào trại 13, có thể theo hai con đường, một đường dành cho xe hơi nằm ở trên đồi, con đường này dẫn tới cổng trại. Còn một con đường khác là một lối mòn dành cho người đi bộ, nó bắt đầu từ một ngã rẻ bên vệ phải của đường chính, đi xuống đồi, chạy ngoằn ngoèo trong xóm dân và dẫn tới một cổng phụ của trại. Hai bên con đường đất có vài nhà dân cư ngụ, trong đó có nhà bà Sang. Nhà bà Sang là một căn nhà sàn vách ván, nóc lợp bằng lá, một loại lá có hình rẻ quạt, nếu từ bên trong nhà nhìn lên nóc nhà, ta thấy như những cánh quạt xếp lên nhau trông thật đẹp mắt, loại lá này tôi chưa từng thấy có ở miền Nam. Dưới sàn nhà, bà Sang cột vài con trâu, nơi nghĩ ngơi sau một ngày cày bừa vất vã. Quanh các con trâu là một đàn gà vừa lớn vừa nhỏ, đang bưi đất tìm trùng dế cho buổi ăn chiều, kêu lên những tiếng túc túc. Hơi xa xa còn vài con heo “mọi” mà con to nhứt chỉ bằng bắp vế, đang ủi đất và cũng tranh nhau bằng những tiếng ột ột.
Chính bà Sang là nạn nhân của chính sách ác ôn tàn nhẫn của CS trong quá khứ. Các trại tù là các dãy nhà bằng cây rừng mới được thành lập, do chính tù nhân tự cất và tự ở. Nhà chúng tôi đang ở là nhà tạm thời. CS cần cho chúng tôi cất nhà chắc chắn để sống lâu dài trong vùng rừng núi hoang vu hiểm trở này. Trong trại có năm dãy nhà, mỗi dãy chúng gọi là đội. Mỗi đội có một nhiệm vụ khác nhau. Đội 1 là đội khai hoang trồng tỉa, đội 2 là đội làm mộc, xẽ ván, lấy nứa. Nứa có hai loại, nứa lớn, to bằng bắp chân mà trong Nam gọi là cây lồ ồ, cây này dùng để làm xà ngang. Một loại khác nhỏ hơn to bằng cườm tay dài khoảng 4 mét dùng dể lợp nhà dừng vách. Cây nứa nhỏ được chặc khúc khoảng 5 tất đập bể ra và ghép nhiều miếng lại, sẽ có miếng tranh rộng một mét x năm tất (1m x 50cm). Sử dụng nhiều miếng tranh như thế để lợp nhà. Đội 3 là đội ẩm thực, trồng rau cải, anh nuôi (nhà bếp), đội 4 bang đất đồi cho việc xây cất nhà, đội 5 là đội đi lấy cây rừng.
Tôi ở vào đội đi lấy cây. Mỗi tuần cán bộ quản giáo ra chỉ tiêu cho chúng tôi phải thi hành. Muốn cất một căn nhà cần rất nhiều cây, nhà cho một đội ở phải là nhà năm gian, như thế phải cần: 6 cột cái mỗi cột có đường kính 20 cm, dài trên 5 mét, 12 cột trung 15 cm dài trên 3 mét 5, 12 cột nhỏ 10 cm dài trên 3 mét, và một số lượng xà ngang ruôi mè. v.v. Sau khi được giao chỉ tiêu, đội trưởng phân công laị cho từng tiểu đội. Tiểu đội của tôi chia ra làm hai nhóm. Nhóm chúng tôi có năm người, hôm nay được phân công đi lấy cột lớn. Cột lớn thường thì khó tìm vì phải đúng tiêu chuẩn và phải thẳng. Muốn tìm được cây có đủ tiêu chuẩn đôi khi phải leo từ đồi nầy qua hết dốc kia để tìm cây, đã vậy khi đốn hạ được cây rồi còn phải di chuyển nặng nhọc qua các dóc núi họặc các lối mòn lầy lội trơn trợt trong rừng sâu để đưa cây về đến trại. Tuy khó khăn nặng nhọc, nhưng chúng tôi thích công việc này, vì thường thì chúng tôi có tự do trong rừng, không phải chịu sự kiểm soát của các tên vệ binh với súng AK, bao giờ cũng đưa mắt lờm canh chừng chúng tôi. Vã lại khi xong việc chúng tôi có thể thoải mái ở lại trong rừng ngồi tán gẩu, đợi khi gần hết giờ thì mang cây về trại. Sở dĩ chúng tôi phải làm thế vì nếu về trại sớm quá, cán bộ quản giáo thấy thì chúng sẽ tăng chỉ tiêu, đến khi nào tù nhân làm không còn thời gian rảnh rổi nữa.
Hôm nay cột cái đã làm xong, chúng tôi đã đưa xuống được chân đồi, chỉ còn một bậc đồi thấp nữa là đến đất bằng, vì còn sớm nên chúng tôi ngồi chờ cho đúng giờ về trại. Trong khi chúng tôi đang ngồi chuyện trò thì thấy bà Sang dẫn đứa bé khoảng sáu tuổi đang cố gắng leo lên đồi. Bà Sang là một bà cụ khoảng 70 tuổi, hơi nhỏ người, lưng còng, tóc bạc trắng, giọng nói bà yếu đuối, tuy nhiên chúng tôi cũng nghe và hiễu rỏ bà nói. Sau cơn mưa, đường lên đồi hơi trơn trợt vì con dốc nhỏ nhiều người sử dụng nên nhô lên những gò đất sét, nước mưa làm những gò đất sét trở nên láng bóng tăng thên phần trơn trợt. Với cây gậy trong tay, muốn leo lên cái dốc này, chắc hẳn không phải là chuyện đơn giản đối với Bà. Thấy thế hai đứa trong chúng tôi đến giúp để Bà có thể leo lên cái dốc đỡ vất vã hơn. Sau khi đã lên được dốc, Bà và đứa cháu cùng ngồi xuống khúc cây mà chúng tôi đang ngồi.
Hơi ngạc nhiên vì trời xế chiều rồi mà bà Sang còn lên đồi, chúng tôi tò mò hỏi:
-Thưa Cụ, giờ này Cụ còn lên đồi làm gì vậy?
Bà chậm rải trả lời:
-Lên nhổ mấy cũ sắn về nấu canh cho mấy đứa cháu nó ăn cơm chiều. Thường thì mọi khi gặp Bà chúng tôi chỉ chào hỏi mà thôi và đi ngay vào rừng lo “chỉ tiêu”, vã lại tiếp xúc với dân là điều cấm kỵ của CS áp dụng cho tù cải tạo, nhưng lần này chúng tôi có nhiều thời giờ nên có thể nói chuyện lâu với Bà được, thêm vào đó từ chỗ chúng tôi ngồi có thể thấy được bộ đội ra khỏi cổng sau trại. Hình như hôm nay Bà muốn nói chuyện với chúng tôi nên không thấy Bà gấp rút, cũng có thể Bà đã tìm được đối tượng để trút hết nỗi lòng ấm ức mấy chục năm nay mà Bà không biết thố lộ cùng ai?
Mở đầu câu chuyện là lòng xót thương của Bà đã dành cho chúng tôi, có lẽ Bà đã biết nỗi đói khát của những người tù không bản án, bà dùng cây gậy moi lên một gốc khoai môn và bà bảo:
-Các anh lấy những củ khoai này nấu ăn ngon lắm.
Đấy là những gốc khoai môn khi thu hoạch còn sót lại, nay mưa xuống chúng bắt đầu nẩy mầm. Nhờ vậy mà từ đó đến sau chúng tôi biết được mà tìm đem vào rừng nấu ăn. Việc nấu nướng trong rừng là việc cấm kỵ của CS, nếu bắt được chúng đỗ tội cho chúng tôi đi ăn cắp hoặc đi phá hoa mầu của dân, chúng sẽ rất nặng tay hành tội chúng tôi. Thường chúng tôi chỉ biết đi mót khoai mì vì khoai mì dễ nhân dạng, nay có thêm khoai môn. Khoai mì hoặc khoai môn mót được đem vào rừng cất dấu, trước khi đi lao động chúng tôi xuống nhà bếp xin một cục than đang cháy nói là đem theo hút thuốc lào chớ thực ra để nấu khoai. Khoai mì không cần lột vỏ chỉ cần rửa sạch, dùng một ống nứa non, bỏ khoai vào ống, đổ đầy nước, lấy lá chuối đậy kín lại và dùng nứa khô, cây khô đốt, tới khi nào ống nứa cháy đen thì khoai mì đã chín và chúng tôi có một bửa ăn sáng ngoài tiêu chuẩn no bụng. (Nứa non đốt không bao giờ cháy trụi khi sử dụng nấu khoai) Có lẽ lòng uất ức làm cho Bà không cầm lòng được. Dĩ nhiên Bà biết đối với CS những chuyện Bà sắp sửa kể cho chúng tôi nghe là những điều cấm kỵ, nhưng Bà biết chắc rằng Bà đã tìm được đồng minh nên Bà không còn sợ hải khi nói ra những điều cấm kỵ ấy. Bà ngồi gần lại chúng tôi và Bà bắt đầu tâm sự.
Bà kể lại cuộc đời Bà từ khi có chồng, hai vợ chồng trẻ dẫn nhau lên vùng cao nguyên rừng sâu nước độc này, khi đó chắc hẳn ít người muốn tới vùng này để khai phá rừng, cuốc đồi bang núi thành những mảnh ruộng để cày cấy. Thế mà hai vợ chồng Bà có đủ can đảm, chịu đựng và kiên nhẩn vượt qua mọi trở ngại để tạo dựng cuộc đời nơi vùng hoang vu này. Theo thời gian cần cù làm lụng, bà đã tạo được vài mẫu ruộng và mua được vài con trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Với lòng nhẫn nại chịu đựng nên Bà có cuộc sống tốt đẹp hơn khi bà mới đến, tuy nhiên nhìn lại thì Bà và chồng Bà không còn trẻ nửa.
Cuộc sống đang yên lành thì tai họa đã đến với gia đình Bà. Năm 1945 Pháp trở lại VN. và bắt đầu mở những cuộc hành quân càn quét ở những mật khu Việt Minh. Làng Bà được lệnh tiêu thổ kháng chiến của CS, tất cả mọi người dân phải giết hết trâu bò gà vịt, rút thật sâu vào rừng, lên núi sống, để Pháp vào không có gì ăn được. Dĩ nhiên gia đình Bà phải chấp hành lệnh. Bà dẫn con vào rừng và leo lên núi ẩn trốn. Vì tiếc của nên Bà không nỡ giết các con trâu, đó là tài sản còn lại của bà để bà làm lụng nuôi con. Bà đem các con trâu theo vào rừng và cột dưới chân núi vì trâu không thể leo núi được. Đến khi Tây rút quân mọi người được phép trở về nhà thì Ông Bà Sang bị CS đến bắt cầm tù và ghép tội hai vợ chồng Bà làm gián điệp cho Tây với lý do là không chịu giết các con trâu, cố tình để trâu làm thực phẩm cho địch. Với tội gián điệp bị CS ghép cho, chắc chắn hai vợ chồng không khỏi lãnh án tử hình. CS cầm tù chờ ngày xét sử. May thay Bà cũng có người anh em họ là đảng viên cao cấp trong đảng CS can thiệp cho nên hai vợ chồng Bà khỏi phải lảnh án.
Vài năm sau, một điều đau khổ xãy đến là người chồng thương yêu của Bà đã ra đi quá sớm để lại cho Bà ba đứa con trai và một người con gái tuổi còn thơ dại. Định mệnh đã an bài, Bà biết làm sao hơn chỉ còn biết chấp nhận và can đảm nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Đã mất chồng, tuy vậy cuộc sống Bà cũng không đến đổi, nhưng cuộc đời không như những gì Bà mong muốn.
Bà Sang ở góa nuôi con, Bà không muốn bước thêm bước nữa. Tới thời kỳ CS cần thanh niên để đi xâm lược miền Nam, ba đứa con trai Bà được lệnh phải đi B nghĩa là phải vào chiến trường miền Nam. Các chàng thanh niên miền Bắc đi mà không hẹn ngày trở lại. Thực đúng như thế, kết quả thật thảm thương, Bà được tin một đứa đã bỏ thây trên đường mòn xâm lược, một đứa khác không còn tin tức gì, còn đứa thứ ba đã trở thành kẻ tàn phế, trở về để Bà chăm sóc. Thế là ba đứa con trai của Bà bây giờ còn lại được nửa đứa! Kết quả chánh sách xâm lược miền Nam của CS để lại cho bà tờ giấy ban khen là “gia đình liệt sĩ”.
Còn cô con gái út, khi học phổ thông xong, cô theo học nghề cô giáo dạy trẻ em. Sau khi ra trường phải được lệnh bổ nhiệm mới đi dạy học được. Than ôi! cô không nhận được tờ giấy nầy với lý do công an xã điều tra lý lịch phát hiện cô thuộc thành phần địa chủ củ, nên cô không được phép đi dạy học theo chính sách của nhà nước. Bà Sang một lần nữa nhờ ông anh em họ khiếu nại, lý do Bà là gia đình liệt sĩ hai đứa con hy sinh một đứa tàn phế, nhờ thế mà con gái Bà mới được bổ nhiệm đi dạy học. Bà nói, nhờ con gái bà là công nhân viên nhà nước nên mỗi tháng mua được một cân đường, vài cân gạo hoặc bột sắn khoai (có lẽ gạo cũng hiếm lắm ở miền Bắc thuở ấy) một năm mua được vài mét vải thô cũng đỡ cho Bà, chớ mua chợ đen thì làm sao bà có tiền mua được. Đấy chế độ lý lịch khắc nghiệt và kềm kẹp con người, chế độ quản lý bao tử dưới chế độ CS là thế. Thử hỏi nếu chế độ này còn kéo dài trên đất nước VN thì con cháu chúng ta đến bao giờ ngóc đầu lên được.
Một việc mà có lẽ là suốt đời tôi không quên được là đoạn Bà kể về thời kỳ đấu tố tại miền Bắc trong chính sách cải cách ruộng đất của CS. Trong thời kỳ ấy CS mở ra chiến dịch cho tá điền đấu tố chủ điền, và sau đó là những hình phạt tàn ác dã man mà CS đã thi hành đối với giai cấp này. Bà Sang cũng là nạn nhân của chính sách mặc dù bà chỉ có vài mẫu ruộng do công lao khó nhọc của hai vợ chồng bà tạo dựng lên được. Bà bị ghép tội địa chủ và bị bắt, CS cầm tù Bà. Do ông anh em họ lại can thiệp và trình bày Bà chỉ có ít đất ở vùng hẻo lánh và nhờ bà con lối xóm chứng nhận Bà không thuộc thành phần địa chủ ác ôn nên bà được tha đấu tố.
Tuy được tha khỏi bị đấu tố nhưng Bà phải đi chứng kiến cuộc đấu tố một người bà con của Bà. Ông này bị ghép tội địa chủ cường hào ác bá, bị đưa ra trước tòa án nhân dân để xét tội.
Một buổi sáng, dân làng được hội đồng nhân dân xã gọi đến địa điểm tập họp để xữ tên địa chủ cường hào ác bá. Mọi người tập họp rất đúng giờ và đông đủ ở sân đình. (đố ai dám không tới dưới chế độ công an trị của CS). Từ khi CS chiếm miền Bắc các đình miếu không còn là nơi thờ phụng thần thánh nữa, bây giờ đình miếu đã trở thành trụ sở hội đồng nhân dân, trụ sở hợp tác xã, chỗ hội hợp của dân làng, hay kho sân phơi lúa. Khi tới nơi Bà thấy tội phạm đã bị cột ở thế quì gối ở một cột trụ được chôn trước sân đình, hai mắt bị bịch lại bằng miếng vải đen, miệng cũng bị cột lại bằng một miếng vãi để không kêu la lớn được. Chung quanh tội nhân vây phủ bởi một đám cán bộ CS với vũ khí trong tay, vẽ mặt lạnh lùng khó ưa. Sau khi dân chúng đã được xắp xếp ngồi chỉnh tề trước mặt tội nhân, một tên cán bộ tuyên bố lý do là mở hội đồng nhân dân để xữ tội tên địa chủ cường hào ác bá (vì ông nầy vừa là địa chủ vừa làm trong hội đồng xã vùng do Pháp kiểm soát). Tên cán bộ đọc bản án ghép tội ông địa chủ này với nhiều tội danh bóc lột, tiếp tay với giặc hà hiếp nhân dân. Sau khi đọc xong bản án, tên cán bộ hắc ám này hỏi dân chúng:
-Có ai có ý kiến và cần tố cáo tội ác của tên này không?
Trong đám dân có các tên CS nằm vùng đứng lên tố nạn nhân với rất nhiều tội phạm do chúng bịa đặt ra mà tội nào cũng lãnh án chết được.
Sau thời gian để cho dân đấu tố xong, tên cán bộ chủ tọa hỏi lại nhân dân:
-Với những tội ác ôn của tên địa chủ cường hào ác bá nầy thì nhân dân xữ trí như thế nào?
Trong đám dân nổi lên những tiếng ồn ào náo loạn:
-Tử hình, tử hình...
Và tiếp theo đó là một loạt tiếng hô la của dân chúng “tử hình, tử hình”.
Thế là nhân dân đã kết án tử hình cho tội nhân.
Đám cán bộ CS trà trộn trong dân làm cò mồi, la hét tử hình để sau đó dân chúng phải la theo, có ai dám không la theo, bởi vì họ quá sợ đám công an nằm vùng trong nhân dân, họ cũng sợ cảnh phải bị cột vào cột trụ như người tử tội kia.
Thế là tòa án nhân dân đã kết thúc bản án tử hình cho phạm nhân, đó là hình thức đấu tố của CS đã áp dụng ở thập niên 40, 50.
Sau khi lãnh án tử hình, một tên đao phủ thủ bước tới trước mặt tử tội, hai tay cầm một cây búa tạ, tên này lấy thế đứng vững chắc, đưa cây búa tạ qua khỏi đầu gã, dùng hết sức mình đập vào đầu tử tội, như đập đầu bò vậy, máu phung ra có vòi từ đầu người tử tội, cả thân người vật bắn lên rung rẩy trong những sợ dây thừng cột chặc ở thân người ông, miệng phát ra những tiếng kêu chỉ nghe được âm ú ớ vì quá đau đớn. Tên cán bộ CS ra sức đập liên tiếp thêm mấy búa nữa, máu từ đầu chảy lênh láng ướt đỏ người và sau một cái vùng mình ông đã trút hơi thở cuối cùng, đầu ngỏe qua một bên ở thế quì bất động. Để bảo đảm người tử tội chết hẳn, tên cán bộ này rút súng ngắn bắn vào đầu một phát. Thế là tòa án nhân dân đã “ĐẤU TỐ” một tên địa chủ cường hào ác bá.
Sau khi kể xong câu chuyện, trời đã gần chiều. Bà Sang uể oải đứng lên từ giã chúng tôi, leo lên đám khoai mì để nhổ một bụi mì, nhưng lần nầy có chúng tôi giúp bà một tay. Trong ánh mắt Bà, chúng tôi đã thấy được một niềm thỏa mản, có lẽ ký ức gây ẩn uất cho bà mấy chục năm nay, bây giờ đã có người để Bà thố lộ.
Riêng chúng tôi, bàng hoàng, chao động, tự hỏi lại một lần nữa “quả có thật như vậy sao?” Thực sự nếu xãy ra như thế thì quả thật CS là những con người không còn nhân tính nữa. Tội nghiệp cho dân miền Bắc quá, mấy mươi năm nay họ phải sống dưới một chế độ vô nhân, tàn nhẩn, họ đâu có coi người dân là đồng bào của họ đâu, họ chỉ phục vụ cho một đám người thuộc giai cấp phe đảng của họ mà thôi, ai chống lại họ điều bị tiêu diệt, mà trước mắt, chúng tôi là nạn nhân trực tiếp của họ.
       Bây giờ chúng tôi phải đi về đâu để xa lánh đám người bạo ác này, xưa kia đồng bào miền Bắc của chúng tôi cũng còn có chỗ nương thân khi phải từ bỏ quê hương xóm làng mồ mả nơi chôn nhao cắt rún khi phải xuống tàu di cư vào Nam năm 1954, giờ đây sau khi nghe câu chuyện Bà Sang kể tôi mới hiểu trọn ý nghĩa của cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống”. Bây giờ tôi mới thực sự hòa đồng với hàng triệu người di cư vào Nam bởi vì họ là những người “Chúng Tôi Muốn Sống” .........


NguyễnvănChín