Đặc San 2006 ( Trở về trang Hải Trình )
  Bản quyền (c) Đệ Nhị Hổ Cáp * Khóa 20 SQHQ/NT  

 
Đại Hội 2006 :

Tâm tư gửi bạn
    CungVĩnhThành

Những HC2 rời đàn
    NguyễnXuânDục

Hồi ký 36 năm ra khơi
    AnhChịHuỳnhvănBảnh

Thoáng giấc mơ qua
    ChịNguyễnNgọcChâu

Bút ký đh2006
    AnhChịNguyễnPhúcVĩnhViễn

Thuyền lại bến xưa
    TônThấtCường

Cảm nghỉ về đh2006
    20 và thân hữu


Đặc San 2006 :

Trang bìa
    TrầnTuấnĐức
Giới thiệu
    CungVĩnhThành

Những chuyện kể năm xưa
    Gia đình 20

Hiệp định ngưng bắn Paris và ...
    TrầnĐìnhTriết

36 năm ra khơi
    Chị LêvănTài

Nhớ về khóa 20
    ĐặngNgọcKhảm

Hội trùng dương
    CungVĩnhThành

Nẻo đường Thi Sách
    NguyễnvănĐệ

Hội ngộ
    ViễnHuy

Hai chuyến đi
    LêvănChâu

PCE08
    NgôThiệnTánh

Ông thần râu kẽm
    LêvănThạnh

Triệu đóa hồng
    NguyễnÁnh

Vĩnh biệt Nguyễn H. Tâm
    LưuĐứcHuyến

Nhớ anh trong tù
    LêKimCúc

Nhớ em trong tù
    HuỳnhvănBảnh

Một kiếp hải hồ
    LêvănTài

Mây tháng tám
    NgôThiệnTánh

Nam vang đi dể khó về
    HuỳnhKimChiến

Biển chiều
    CungVĩnhThành

Đi tìm mẩu xương xườn thất lạc
    NguyễnvănHùng

Thu, vỏ ốc và chuyến tàu khuya
    ThânHữu

Thầm hỏi? Nổi niềm
    VõKimMai

Lá thư bâng quơ
    VõthịĐồngMinh

Lục bát biển
    NgôThiệnTánh

Kỷ niệm vui buồn trên HQ9610
    ĐặngNgọcKhảm

Tìm tự do
    LêKimCúc

Nổi trôi
    NguyễnvănVang

Bố và con
    QuỳnhChâu

Những mảnh đời cải tạo
    HuỳnhKimChiến

Chuyện đàn bà
    NguyễnvănHùng

Đêm ngồi nghe thác đổ
    NgôThiệnTánh

Trang nhà khóa 20
    LêvănChâu

Bạn tôi
    NguyễnvănChín

Vượt thoát
    NguyễnÁnh

Bàn nhảm về chử Nôm
    NguyễnvănHùng

Chúng tôi muốn sống
    NguyễnvănChín

Trang cuối
    TrầnTuấnĐức


bàn nhảm về chữ Nôm



       Trước khi người Tàu chiếm nước ta, người mình có văn tự để biểu thị tiếng nói bằng chữ viết hay không? Câu hỏi này không ai trả lời được, vì không có tài liệu gì cả. Khi dành được độc lập sau hơn một ngàn năm, chữ Tàu đã tràn ngập nước ta và thành văn tự chính thức trong sách vở. Các tác giả người Việt đã phải sáng tạo ra một loại chữ để diễn tả quốc âm : đó là chữ NÔM.
Chữ Nôm có từ bao giờ và do ai làm thì chưa có câu trả lời rõ ràng, nhưng người ta tin rằng khoảng thế kỷ thứ 8 có ông PHÙNG-HƯNG sau khi đánh bại quân Đường, rồi lên làm vua, dân chúng tôn vinh ông là BỐ-CÁI ĐẠI-VƯƠNG. Danh hiệu này có 2 chữ Việt BỐ là cha, CÁI là mẹ không phải là chữ Tàu. Danh hiệu của vua không thể viết bằng chữ Tàu, ta phải có một loại chữ khác để viết, loại chữ này chắc phải là chữ Nôm.
Đến thế kỷ thứ 13, hình như năm 1282, vua TRẦN NHÂN TÔN đã truyền cho ông NGUYỄN THUYÊN làm một bài văn để đuổi cá sấu ra khỏi sông Hồng, ông Nguyễn Thuyên làm một bài văn Nôm bỏ xuống sông và con cá sấu này đã bỏ đi, vì việc này giống như việc làm của một văn hào Tàu là Hàn Dũ, nên nhà vua đã đổi tên ông thành HÀN THUYÊN. Tuy ông là người làm thơ đầu tiên bằng chữ Nôm, nhưng không có sách vở nào viết ông là người sáng tạo ra chữ Nôm.
Hệ thống chữ Nôm gồm có 3 cách:
1/-Chữ Tàu nguyên dạng
-Chữ Nôm gốc Tàu đồng âm và đồng nghĩa như: ĐẦU, ÁO
-Chữ Nôm gốc Tàu chỉ giống nghĩa nhưng đọc hơi khác: NGOẠI=NGOÀI, PHÁP=PHÉP
-Chữ Nôm gốc Tàu giống nghĩa nhưng đọc khác hoàn toàn: VỊ = MÙI.
2/- Kết hợp 2 chữ Tàu
-Chữ TAY gồm chữ THỦ và chữ TÂY (Mấy chữ này là chữ Tàu không phải quốc ngữ) ta dùng chữ THỦ là tay để chỉ ý và chữ TÂY để chỉ âm.
Cái phần này rất nhiều, toàn là chữ Tàu, nếu kể hết ra sẽ làm cho các quan hoa mắt và đau đầu.
3/-Kết hợp 1 chữ Tàu và 1 chữ Nôm
Chữ LỜI được ghép bằng chữ KHẨU để chỉ ý và chữ TRỜI để gợi âm. Loại chữ này không nhiều như cách thứ hai (Chữ TRỜI của chúng ta gồm hai chữ Tàu THIÊN và THƯỢNG.)
Nói một cách tổng quát chữ Nôm là một loại chữ Tàu biến dạng theo kiểu Việt Nam, ta đã ghép một hay hai chữ Tàu hay là ghép một chữ Tàu với một chữ Nôm đã được tạo ra từ trước để trở thành một chữ Nôm khác, có khi để tạo nghĩa mới, có khi để tạo âm mới, đó chính là cái tài của ông bà chúng ta, giúp cho chúng ta không còn bị nô lệ chữ nghĩa.
Chữ Tàu chỉ có năm thanh,nhưng chúng ta có đến tám thanh. Năm thanh của Tàu là Thượng bình thanh, hạ bình thanh, thượng thanh, khứ thanh và nhập thanh. Mỗi thanh thượng, khứ và nhập của Tàu, chúng ta lại chia thành phù và trầm nữa thành tám thanh của chúng ta như sau :
Phù bình thanh: Những thanh bằng không có dấu
Trầm bình thanh: Những thanh bằng có dấu huyền
Phù thượng thanh: Những thanh trắc có dẫu ngã
Trầm thượng thanh: Những thanh trắc có dấu hỏi
Phù khứ thanh: Những thanh trắc có dấu sắc.
Trầm khứ thanh: Những thanh trắc có dấu nặng.
Phù nhập thanh: Những thanh trắc có dấu sắc nhưng tận cùng các phụ âm C,CH, P và T.
Trầm nhập thanh: Những thanh trắc có dấu nặng và tận cùng bằng phụ âm C, CH, P và T.
Nhờ có nhiều thanh hơn nên âm giai của tiếng mình phong phú hơn ba tàu nhiều.
Đại khái cách cấu trúc của chữ Nôm là như vậy, nếu so sánh với chữ Tàu chưa biết ai hơn ai, thơ chữ Tàu đuổi đuợc cá sấu, thơ chữ Nôm cũng đuổi được, âm giai của mình lại nhiều hơn, vậy mà chữ Tàu được trọng dụng, chữ Nôm lại bị chê là mách qué, là bình dân, chỉ vì vua chúa VN sau khi ngồi lên chiếc ngai vàng thì không muốn đứng dậy nữa, lúc nào cũng sợ đàn em đảo chánh, vì vậy phải o bế tụi Tàu, nhờ nó làm hậu phương lớn cho mình, vì vậy bắt dân chúng xài chữ Tàu cho khỏi mất lòng mặc dù chúng là kẻ thù truyền kiếp của nước mình. Chữ Nôm chỉ xử dụng trong việc sáng tạo văn chương bình dân. Đến đây tôi phải nói tại sao tôi không viết là sử dụng, chữ S và X được người ta dùng theo thói quen, tôi chưa được thấy một cuốn tự-điển VN nào cả, chỉ được thấy một cuốn tự điển Hán-Việt của ông Đào duy Anh giải nghĩa chữ Hán qua tiếng Việt, cái ông này, khi còn nhỏ tôi được các bậc tôn trưởng trong gia đình cho biết Hán văn của ông ta rất lạng quạng, ông ta học hỏi nơi cụ Phan bội Châu, cụ Phan là người Nghệ An nên giọng cụ rất nặng, cụ nói sao ông ta viết như vậy, nên đã nghe lầm, ví dụ như chữ PHÍ (dấu sắc) là nước sôi, ông ta nghe lầm nên viết là PHỊ (dấu nặng), còn nhiều cái sai lắm nhưng tôi không nhớ hết được, nếu ông ta có viết là sử dụng thì cũng vì ông dịch từ tự điển Tàu, mà Tàu nó đâu có ABC, nó đâu có phân biệt S hay X trong sách vở của tụi nó.
Cũng như trường hợp chữ CHIA SẺ hay CHIA XẺ, theo tôi biết người ta viết chia sẻ khi nói đến những thứ thuộc về tinh thần hay tình thương, còn viết chia xẻ khi nói đến những gì có vẻ vật chất, ví dụ như: chia cơm sẻ áo, chia sẻ tình yêu, nhưng người ta lại viết là chia xẻ quyền lực. Vấn đề này cần có hàn lâm viện để quyết định, bây giờ chưa có thì chúng ta cứ viết theo thói quen của mình.
Trở lại với chữ Nôm, tổ tiên đã mất cả hàng ngàn năm để có được một văn tự riêng cho đất nước, vậy mà chỉ có một thời gian ngắn đã bị quốc ngữ đánh bại, không còn ai muốn học chữ Nho nữa (Chữ Nho nghĩa là cả Nôm lẫn Hán), bao nhiêu di sản tinh thần của ông bà đã bị chúng ta vất bỏ, những gì tổ tiên muốn nhắn nhủ con cháu dưới dạng chữ Nho, trên các bức HOÀNH, LIỄN, TRƯỚNG, chúng ta nhìn vào cứ tưởng đó là bùa Lỗ ban, vì không còn đọc được mấy chữ đó. Giả sử như chúng ta viết và đọc được chữ Nho, thì sau mỗi lần nhậu về, ta viết mấy câu như NAM VÔ TỬU NHƯ KỲ MẮC PHONG và TAM TÒNG TỨ ĐỨC hay TIẾT HẠNH KHẢ PHONG lên trên tường, nếu vợ nó hỏi cái gì đó thì ta đọc và giảng nghĩa cho vợ nghe, biết đâu nhờ vậy vợ nó bớt chửi chúng ta là đồ sáng xỉn chiều say, và biết đâu nhờ vậy mà nó không đòi mua vòng mua hột, không đòi bơm đòi sửa cho ông hàng xóm nhìn nữa, vậy mà chúng ta không làm được, chắc cũng tại ý Trời.
Quốc ngữ thật dễ dàng, tiện lợi trong việc truyền thông văn hóa, chúng ta chỉ muốn những gì dễ dàng cho mình mà thôi. Còn biết bao nhiêu cổ bản chữ Nho, chưa kịp dịch ra quốc ngữ đã bị thất lạc. Thật là đáng tiếc. Từ khi có quốc ngữ, chúng ta đã bỏ đi nét thẩm mỹ của chữ Nho, ví dụ như có một bức tranh đẹp, người ta làm thơ để khen rồi viết bài thơ vào một chỗ nào đó của bức tranh, nếu viết bằng chữ Nho thì sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của bức tranh, nhưng nếu viết bằng quốc ngữ thì có nước cầm bức tranh vất vào thùng rác.
Nhưng thôi, nếu không có quốc ngữ mà vẫn dùng chữ Nho trong thời gian chúng ta huấn luyện ở Nha trang, chắc chắn chúng ta đã tốt nghiệp với cấp bậc ĐẠI-ÚY GẪY, lấy đâu mà xưng là ĐĐ như bây giờ, phải không các bạn?
       Tôi viết bài này để các bạn đọc cho vui, có chửi thì chửi nho nhỏ đủ nghe thôi, đừng có la lớn..............

NguyễnvănHùng