Cố HC2 Nguyễn Văn Gẩm
Virginia - USA



Gia đình ĐNHC đau buồn thương tiếc Cố HC2 Nguyễn Văn Gẫm đã trở về biển cả ngày 10 tháng 07 năm 2013 tại Virginia, Hoa Kỳ.
...........( Hình ảnh: NVHuấn )
Vu Quy Trưởng Nử ngày 03 tháng 01 năm 2009

Pulau Galang 13/01/82

Thím Diễm
Vừa nhận được thư nhà anh vội trả lời ngay, ở đây không gì mừng hơn là được tin tức gia đình. Nhân tiện ngày mai có mấy người bạn đi định cư tại Canada anh nhờ họ gửi giúp thơ này cầu mong vượt được mọi khó khăn và đến tay các em.
Đến nay thì anh chị đã cảm thấy nhẹ nhỏm vì biết chắc gia đình mình biết tin tức của anh chị. Về đời sống ở đây thì tương đối cũng dể chịu, nhà cửa ở chung Barrack, thức ăn, nước uống đều được Cao Uỷ và chính quyền Indonesia lo đầy đủ. Nhờ em nói lại với Ba Mạ là anh chị và các cháu ở đây cũng không thiếu thốn mấy, ăn uống có thể nói là dư, chỉ gặp khó khăn là đồ ăn tươi ở đây rất hiếm và đắt đỏ còn vấn đề anh chị có nhờ các em giúp một ít tiền thì cũng nên gởi ít thôi, nếu gởi theo đường nhà băng gặp khó khăn thì anh có nhờ địa chỉ của cha xứ Dominiei: Gildo Dominiei P.Ọ box 5 Tanjung Pinang Rian Indonesia mỗi lần có giấy tờ hay viết thư cho anh chị các em nên kèm vào đó vài chục đô la và gởi bảo đảm cho cha xứ bên ngoài đừng để chuyển cho ai, nhưng bên trong nhớ ghi là nhờ chuyển cho anh cách đó tương đối ít bị mất. Các em có thể viết bằng tiếng Việt vì cha xứ là người Ý nhưng cũng ở Việt Nam rất lâu. Còn vấn đề quần áo thì cũng có thiếu thốn nhưng nhờ bạn bè người quen cho lại một số nên cũng tạm. Tình trạng sức khoẻ gia đình anh chị phải nói là khả quan. Nhất là anh lúc này chắc cũng đã thêm được 5-7 ki lô. Còn các cháu lúc mới tới thì đau ốm luôn vì bị mất sức nhiều quá nhưng nay đều khoẻ mạnh và vui chơi. Thời tiết ở đây thật là khó chịu khi nóng thì thật nóng, khi mưa thì mưa cả tuần lễ không dứt.
Công việc của anh chị ở trên đảo là đi học Anh văn, ăn và ngủ, ngoài ra anh cũng đang làm một miếng vườn nhỏ, ở đây chỉ có rau muống rau lang là tốt.
Trong một thư trước anh có nói qua về chuyến ra đi của anh chị cho gia đình biết, nay xin nói rỏ thêm là anh chị rời Việt Nam hôm 3-11-81. Vì anh là SQ Hải quân nên được người bà con bên vợ anh nhờ làm hoa tiêu cho chuyến ra đi nên không phải đóng góp gì kể cả nhà anh và hai cháu. Công việc đã chuẩn bị từ tháng 6-81 như thơ trước ở bên VN anh có nói là phải xuống Long Xuyên để giúp họ mua ghe, đặt máy định đi vào tháng 6 thì biển êm nhưng trục trặt và thiếu tiền nên họ đành phải dời lui. Đến 1-11 anh đưa gia đình và một số hành khách xuống Ô Môn Cần thơ nằm tại các xóm chài lưới ven bờ sông để đến đêm thì có người phụ đưa ghe từ Long Xuyên xuống. Các anh được đua ra giữa hàng đáy giữa sông bằng các ghe nhỏ, sau đó thì tất cả đổ lên ghe lớn và chạy ra biển. Bây giờ là 8 giờ tối cuộc đổ quân phải tuyệt đối bí mật và im lặng, sau đó thì mở hết máy chạy dọc sông ra biển. 4g sáng đến cửa biển anh cho chỉnh hướng hải đồ và dùng la bàn để lái hướng 110° nghĩa là đi về hướng Đông Nam tránh đảo Côn Sơn và đoàn tàu đánh cá nhà nước, 9g thấy đảo Côn Sơn bên phải khoảng cách 60 hải lý dù vậy đến 10 giờ tàu anh bị hai chiếc tàu tuần chận đầu duổi bắt mọi người đều sợ hải và khuyên anh nên đầu hàng nhưng mình đang ở thế cởi cọp không thể lùi được, anh quay mủi vào bờ, họ chạy vào, anh lại quay ngược lên họ cũng theo anh cho chạy thêm máy phụ và chạy zigzag để làm lạc hướng địch 11 giờ thì anh bỏ xa tàu tuần và trở lại hướng cũ để ra hải phận quốc tế định cho tàu quay mủi theo trục Sigapore Hong Kông 210° thì thấy hai đốm sáng biết đó là tàu buôn bọn anh cho bắn hoả pháo và đốt lửa trên mui ghe làm dấu hiệu cấp cứu, họ đến gần để xem rồi bỏ đi. Chán nản anh cho tàu quay về Singapore trời về đêm gió lộng biển động ào ào tàu tròng trành lắc lư thật nguy hiểm. Đến 5 giờ chiều hôm sau thấy đã gần đến quần đảo Talung phải giảm vận tốc và cẩn thận dò đá ngầm chờ sáng hôm sau thì đổ bộ nhưng đến tối từ xa thấy những cụm sóng bạc đầu dấu hiệu một cơn động mạnh, anh cho chuẩn bị căng mui đóng kín cửa để chịu đựng với sóng gió nhưng chỉ qua được vài cơn sóng tàu đã bị rêm mình, lườn tàu vô nước thân tàu rung rinh kêu cót két sau một đợt sóng phải đổi để đở bị nhồi, nhưng càng lúc bảo càng lớn chạy gối sóng thì không chịu nổi, chếch mủi, chếch lái đều bị các cột sóng muốn nuốt chửng. Chỉ còn cách đưa lái chịu trận và chạy theo hướng bảo nghĩa là phải trở về! Và cứ thế trong suốt 2 ngày chỉ chạy máy cầm chừng để tàu chạy theo hướng bảo đến khi cơn bảo tạm lắng dò lại vị trí thấy mình đang ở ngang Vũng Tàu dầu nước uống đã cạn anh cho hướng mủi về 90° định chạy ra đảo Trường Sa nhưng chỉ vài giờ sau thì máy bị hư, lý do chỉ vì anh thợ máy táy máy tay chân làm tắt máy, nhưng khi đề máy lại thì bình accus hết hơi đành chịu, máy phụ Fu quá nhỏ chỉ chạy thêm vài giờ thì cũng hư luôn lúc bấy giờ nước thật thiếu dù gạo và đồ ăn vẫn còn rất nhiều, mỗi ngày mỗi người chỉ được hai muỗng nước, các cháu nhỏ nhất là cu Phương gào thét, khóc la đòi uống, nhà anh lúc ấy lại đau bụng vì lúc đi có bầu 6 tháng phải nhờ các chị trên tàu đở giùm cháu bé thứ 3 của anh ra đời nhưng mới lọt lòng thì mất! Tình hình kể như chỉ nằm chờ chết hai anh thanh niên xin ôm thùng can nhựa nhảy xuống biển để cầu mong gặp tàu vớt nhưng họ ra đi không trở lại.
Chỉ còn cách xoay trở cuối cùng là căng buồm phải tháo bố che che mui dùng các cây sào cấm dựng tạm làm buồm, buồm nhỏ, không có bộ phận lái nên tàu đi thật chậm gió lại đổi hướng thường xuyên cực nhọc lắm mới giử được hướng Nam 180° hy vọng đến được Indonesia mà không bị tấp vào VN vì tâm tư kẻ ra đi ai cũng muốn chọn cái chết trên biển cả hơn là chết trong ngục tù CS. Cứ linh đinh như thế trong hơn tuần lể gặp thật nhiều tàu có đến 3-40 chiếc đủ mọi nước nhưng không ai thèm cứu, làm dấu hiệu xin nước họ cũng không cho.
Sau hơn 11 ngày linh đinh gặp tàu Liên Xô họ dừng lại hỏi đi đâu và ở đâu đến, các anh trả lời chúng tôi từ VN ra đi và định đến Singapore vì lúc bấy giờ các anh chỉ còn cách Singapore 130 hải lý. Họ hỏi các anh có muốn về không chỉ có vài người quá yếu mệt muốn xin về còn tất cả muốn tiếp tục ra đi các anh nói ý định cho họ biết và yêu cầu họ tiếp tế nước, dầu và thức ăn, họ cho được vài ổ bánh mì, vài hộp sửa một ít gạo dầu và nước thì họ cứ chần chờ sợ bị gạt có thể họ âm mưu kêu tàu VN ra bắt nên bọn anhh tháo dây, thấy vậy họ cho thêm vài can nước và để các anh ra đi. Máy phụ Fu lúc đó đã chạy được nhưng rất yếu, cứ thẳng hướng về Singapore nhưng đến đêm hôm đó thấy trên hải đạo có cụm sáng định ghé lại nhưng đến gần thì mới biết là giàn khoang trực chỉ hướng có đốm lửa qua một đêm và đến trưa hôm sau thì đến được ở đó có hai giàn khoang và một số tàu tiếp tế họ cho các anh lên tàu tiếp tế, lúc đó lại gặp một khó khăn tưởng như không vượt qua được tàu Indo thì bằng sắt tàu anh bằng gổ sóng quá lớn khi cặp vào sơ xuất chỉ vài cái va chạm là tất cả sẽ chìm xuống biển phải cho ủi mủi vào trước và chỉ một va chạm mủi tàu bể tét nước bắt đầu vào bên giàn khoang cứ lằng nhằng từ chối không cho lên phải chỉ mánh cho mấy bà cố gào thét khóc la inh ỏi họ mới cho lên cuối cùng thì anh cũng đưa được toàn bộ số bà con lên tàu giàn khoang bình yên và khi anh rời tàu nhỏ để lên tàu giàn khoan thì cũng là lúc tàu vượt biển của anh chìm xuống.
Tổng số lúc ra đi là 76 người nhưng khi đến nơi còn lại 73, hai thanh niên nhảy xuống biển như đã nói và một em bé nằm trên mui sơ xuất thế nào rơi tòm xuống biển trời quá tối nên không tài nào quay lại tiếp cứu được.
Sau ba ngày ở trên tàu tiếp tế, họ cho các anh đến đảo Kuku ở đây có một trại tiếp cư để làm thủ tục và thẩm vấn. Ba tuần sau các anh rời đảo Kuku để qua Galang.
Đến nay thì anh chị đã cảm thấy nhẹ nhỏm vì biết chắc gia đình mình đã biết tin tức của anh chị. Về đời sống ở đây thì tương đối cũng dễ chịu, nhà cửa ở chung Barrack thức ăn, nước uống đều được Cao Ủy và chính quyền Indonesia lo đầy đủ.
Ở Galang gồm có 2 camp Galang I, chổ anh ở có trên 5 ngàn người Việt, Galang II có chừng 9000 Việt và Kmer từ các trại tạm cư ở Singapore, Songkla, ... qua.
Tuần qua toàn bộ tàu anh đã được Cao Uỷ Tỵ Nạn (UNHCR) kêu lên phỏng vấn, anh cũng nói rõ là hiện nay có cha mẹ và rất nhiều anh em ở Mỹ , còn phải đợi phái đoàn Mỹ sang để nộp đơn sơ vấn, sau đó chờ đợi họ tái phỏng vấn, khám bịnh và cho đi định cư. Theo như Diễm nói thì nếu Thu chồng Thuyên có quen biết với phái đoàn tị nạn thì cố giúp dùm anh chị vì bây giờ đi Mỹ rất khó thủ tục rườm rà có khi đến 7-8 tháng chưa được đi, nhưng nếu có người quen hay gia đình nhắc nhở họ thì họ sẽ cứu xét rất nhanh.
Thơ cũng dài anh xin tạm dừng bút, đừng quên cho anh kính lời chúc tuổi năm mới đến Ba Mạ. Cũng xin cầu chúc tất cả mọi người năm mới an vui và thắng lợi.

Gẫm
Nguyễn văn Gẫm
Boat No AG. 114 Barrack 96
Zone (4) Pulau Galang (I) Camp
C/O P.M.Ị. P.ọ Box 19 TG. PINANG-RIAN
Indonesia